KẾ HOẠCH TỔ CHỨC RÈN LUYỆN VÀ THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NĂM HỌC 2016 -2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LLCT - GDCD

Số: 01NV/LLCT-GDCD

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------*-----------

                        Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2016

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC RÈN LUYỆN VÀ THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

NĂM HỌC 2016 -2017

Thực hiện kế hoạch đào tạo năm học 2016 – 2017 của Trường ĐHSP Hà Nội và Khoa LLCT - GDCD về việc nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, Ban Chủ nhiệm Khoa LLCT - GDCD thông báo kế hoạch rèn luyện và thi nghiệp vụ sư phạm năm học 2016 - 2017 như sau:

            I. RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

            1.1. Nội dung rèn luyện

1.1.1. Giới thiệu về ngành, nghề sư phạm

- Giới thiệu chung về nghề sư phạm, vai trò của nhà giáo trong hoạt động của nghề sư phạm, đặc điểm cơ bản trong lao động sư phạm của nhà giáo, những năng lực và phẩm chất cơ bản mà nhà giáo cần có.

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và phát triển nhà giáo;Vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các kĩ năng cơ bản của giáo viên trong nhà trường

- Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên trong nhà trường .

- Kĩ năng trình bày bảng.

- Kĩ năng trình bày khúc triết một vấn đề trước tập thể.

- Kĩ năng xử lý tình huống sư phạm.

- Kĩ năng soạn giáo án, thiết kế đồ dùng dạy học, sử dụng phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục ngoại khóa cho học sinh

- Kĩ năng tổ chức các hoạt động đoàn trong nhà trường

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và các kĩ năng cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp

            - Chức năng và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.

            - Nhiệm vụ và quyền lợi của giáo viên chủ nhiệm lớp.

            - Các kĩ năng cơ bản của GV chủ nhiệm lớp: Thiết kế và bảo quản các hồ sơ quản lý học sinh; Tổ chức các họat động tập thể (sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, họp phụ huynh học sinh…); Thiết lập quan hệ phối hợp với GV bộ môn trong quản lý lớp và giáo dục HS; Thiết lập quan hệ với cha mẹ HS, tổ chức Đoàn thanh niên; Nghiên cứu tâm lí HS cá biệt…

            1.1.4. Các kĩ năng mềm mà giáo viên cần có

            - Kĩ năng giao tiếp và ứng xử với học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh…

            - Kĩ năng rèn luyện các “tài lẻ” của người giáo viên.

            - Các kĩ năng tổ chức cuộc sống của bản thân để làm gương cho học sinh.

            - Các kĩ năng sống cơ bản như: làm chủ cảm xúc của bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp, xây dựng hình ảnh trước học sinh…

            1.2. Tổ chức thực hiện

            Thời gian triển khai những nội dung trên: Từ 1/10/2016 đến 30/11/2017

            Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào những nội dung trên để chỉ đạo, theo dõi và đánh giá (cho điểm) việc rèn luyện NVSP của từng sinh viên. (Gửi bảng điểm về Khoa ngày 01/12/2016 – Đ/c Vũ Thị Thanh Nga nhận).

II. TỔ CHỨC HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ  PHẠM CÁC CẤP

2.1. Hội thi cấp chi đoàn – lớp

- Thời gian: Từ 1/10 đến 15/10/2016

- Hình thức thi: Mỗi lớp chia thành 4 đội, các đội thi đấu với nhau.

- Nội dung thi:

* Sinh viên K65, K66Hiểu biết kiến thức sư phạm; Thi viết và trình bày bảng; Tài năng sư phạm; Xử lí tình huống sư phạm; Hùng biện; Chế tạo đồ dùng dạy học.

* Sinh viên K64, K63: Hiểu biết kiến thức sư phạm ;Tài năng sư phạm; Thiết kế một hoạt động giáo dục cho học sinh THPT; Chế tạo đồ dùng dạy học; Dạy học trên lớp (tích hợp nhiều kỹ năng như viết và trình bày bảng, chế tạo đồ dùng dạy học, soạn và giảng bài, xử lí tình huống sư phạm…)

Lưu ý:

Các chi đoàn - lớp nghiên cứu kỹ nội dung thi cấp lớp, lựa chọn ít nhất 4 nội dung thi, lên kế hoạch tổ chức thi và không làm ảnh hưởng đến lịch học chung.

Trước khi tổ chức hội thi ít nhất  3 ngày, các chi đoàn – lớp đăng ký lịch thi với Đ/c Bùi Thị Nhung (Bí thư chi đoàn cán bộ) bộ môn PPDH để cử cán bộ đến tham dự với tư cách là ban giám khảo hội thi NVSP cấp chi đoàn - lớp.

Báo cáo kết quả hội thi cấp lớp bằng văn bản về văn phòng bộ môn Phương pháp dạy học vào sáng ngày 17/10/2016 (đ/c Vũ Thị Thanh Nga nhận báo cáo).

2.2. Hội thi cấp Khoa - Liên chi đoàn

            2.2.1. Phần thi trình bày bảng

            - Đối tượng: Sinh viên K63, K64, K65, K66

- Thời gian : 7giờ30 ngày 22/10/2016

- Địa điểm thi: Tầng 3 nhà V.

- Yêu cầu và tiêu chí chấm điểm:

Mỗi chi đoàn - lớp cử 1 đại diện tham gia (Nữ trang phục áo dài, nam áo trắng sơ vin quần sẫm màu), thời gian cho mỗi thí sinh thực hiện là 10 phút. Nội dung thi do ban tổ chức chuẩn bị.

Điểm chấm cho phần thi này là 20 (Viết đúng chính tả, đúng, đủ nội dung: 10 điểm; Trình bày bảng khoa học: 5 điểm ;Viết chữ đẹp: 5 điểm)

2.2.2. Phần thi chế tạo đồ dùng dạy học

            - Đối tượngSinh viên K63, K64, K65, K66

- Thời gian thi7giờ30 ngày 22/10/2016

            - Địa điểm thi:   P201 - nhà V.

- Yêu cầu và tiêu chí chấm điểm:      

             Đồ dùng dạy học dự thi phải tự làm, phải có ý nghĩa gắn với nội dung môn GDCD và các môn học được nghiên cứu và giảng dạy của Khoa LLCT – GDCD. 

            Trong quá trình đánh giá và chấm điểm, đồ dùng dạy học dự thi phải được thuyết minh về nội dung và ý nghĩa (thời gian thuyết minh không quá 3 phút).

Điểm chấm cho phần thi này là 30 (Hình thức, khả năng ứng dụng: 20 điểm; Thuyết minh: 10 điểm)

            2.2.3. Phần thi thiết kế một hoạt động giáo dục cho học sinh

            - Đối tượng:   Sinh viên  K63, K64, K65, K66

- Thời gian thi7giờ30 ngày 22/10/2016

            - Địa điểm thi:  P202 – Nhà V

- Yêu cầu và tiêu chí chấm điểm:  

Sản phẩm của mỗi đội được thiết kế trên giấy A4, đóng thành quyển trong đó nêu rõ: tên hoạt động, đối tượng thụ hưởng hoạt động, mục tiêu của hoạt động, cách thức tổ chức và tiến hành hoạt động, ý nghĩa rút ra từ hoạt động.  

          Hoạt động giáo dục có thể được thiết kế với các hình thức: thảo luận chuyên đề, giao lưu với người trong cuộc, hội thi (văn nghệ, hiểu biết, thanh lịch..), trò chơi dân gian…hoặc hình thức hỗn hợp, gồm các chủ đề sau:

Chủ đề 1: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế.

Chủ đề 2: Học sinh với vấn đề bảo vệ môi trường.

Chủ đề 3: Văn hóa học đường

Chủ đề 4: Phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, HIV - AIDS

Chủ đề 5: Học sinh với một số vấn đề rèn luyện đạo đức lối sống khác

Mçi ®éi sÏ có 3 phót ®Ó m« t¶ thiÕt kÕ cña ®éi m×nh (Cö ®¹i diÖn thuyÕt tr×nh hoÆc tr×nh bµy trªn m¸y chiÕu  minh ho¹ b»ng h×nh ¶nh).

§iÓm cho phÇn thi nµy lµ 20 (ý t­ëng độc đáo, s¸ng t¹o: 8 ®iÓm; tÝnh gi¸o dôc: 5 ®iÓm; tÝnh kh¶ thi: 4 ®iÓm; tr×nh bµy: 3 ®iÓm).

2.2.4. Phần thi  dạy học trên lớp

            - Đối tượng:      K63, K64

- Thời gian thi7giờ30 ngày 22/10/2016

            - Địa điểm thi:  P209 ( Đối với K63) và P210 (Đối với K64) – Nhà V

- Yêu cầu và tiêu chí chấm điểm:      

+ Mỗi chi đoàn – lớp cử một đại diện (thí sinh) tham gia phần thi này.

            + K63: Mỗi thí sinh K63 A, B, C, D dự thi lựa chọn 1 tiết  trong chương  trình dạy học các môn khoa học Mác - Lê nin ở bậc Cao đẳng, Đại học, K63 E lựa chọn 1 tiết  trong chương  trình dạy học môn GDCD ở THPT

            + K64: Mỗi thí sinh K64 E dự thi lựa chọn 1 tiết trong chương trình GDCD ở trường THPT, K64 A, B lựa chọn 1 tiết trong chương trình GDCD ở trường THPT hoặc 1 tiết trong chương trình Giáo dục chính trị ở trường TCCN.

+ Thí sinh  đăng ký giảng một nội dung kiến thức trong thời gian 20 phút. Nếu quá 1 phút sẽ bị trừ 1 điểm, 2 phút trừ 2 điểm, quá từ 3 phút trở lên thí sinh sẽ không được tính điểm. Nếu kết thúc sớm 3 phút sẽ bị trừ 1 điểm, 4 phút trừ 2 điểm, sớm 5 phút trở lên không được tính điểm phần thi này.

Để chuẩn bị tốt cho nội dung thi này, các lớp chuẩn bị chu đáo giáo án (giáo án phô tô thành 03 bản nộp cho Ban tổ chức trước khi thi). Ban tổ chức khuyến khích các đội sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ (CNTT) và đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức. (Các đội được quyền yêu cầu các cổ động viên đóng vai trò là HS để hỗ trợ phần thi này).

            Điểm chấm cho phần thi này là 100.

             Giáo án: 10 điểm

            Thực hành giảng: 50 điểm

            Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học: 20 điểm

            Kỹ năng trình bày bảng: 10 điểm

            Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm: 10 điểm

2.2.4. Phần thi sân khấu hóa

            - Đối tượng:  Sinh viên K63, K64, K65, K66

- Thời gian thi:  7 giờ 30 phút, ngày 29/10/2016

            - Địa điểm thi:   Hội trường nhà K

- Cách thức thi và tiêu chí chấm điểm:      

Mỗi chi đoàn – lớp thành lập một đội tuyển gồm 05 thành viên để tham gia phần thi sân khấu hóa. Phần thi này được chia làm 2 vòng:

            VÒNG 1: 15 đội tuyển bắt thăm chia thành 03 bảng để đấu loại trực tiếp. Nhất của 3 bảng và đội nhì cao điểm nhất sẽ được chọn vào thi vòng 2.                 

- Nội dung thi:

Thi tài năng sư phạm (thể hiện qua màn chào hỏi)

Hiểu biết kiến thức

- Yêu cầu và tiêu chí:

Thi tài năng sư phạm (màn chào hỏi)

Mỗi đội sẽ có 03 phút để thể hiện tài năng (dưới dạng tiểu phẩm, tấu hài, thời trang…). Nếu quá thời gian từ 1 – 15 giây sẽ bị trừ 01 điểm, nếu quá từ 16 – 60 giây sẽ bị trừ 2 điểm của phần thi này, nếu quá thời gian từ 61 giây trở lên sẽ không được tính điểm phần thi này. Số người tham gia là các thành viên trong đội tuyển (Các đội có thể sử dụng thêm thành viên trong lớp và tự chuẩn bị trang phục,  đạo cụ).

            Nội dung đề cập đến các vấn đề sau: Ca ngợi phẩm chất người giáo viên, đổi mới giáo dục (phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp thi..), chống bệnh thành tích trong giáo dục, phê phán bệnh hình thức trong hoạt động Đoàn – Hội, lý tưởng và ước mơ của sinh viên…

Ban Giám khảo sẽ cho điểm theo thang điểm 30. Trong đó tính tư tưởng, thông điệp của tiểu phẩm (13 điểm); Khả năng diễn xuất: hài hước, dí dỏm, sáng tạo … (10 điểm); Trang phục, đạo cụ, hóa trang (7điểm).

Thi hiểu biết kiến thức sư phạm

Các đội cùng bảng sẽ nhận cùng một bộ câu hỏi trắc nghiệm có nội dung liên quan đến các vấn đề kinh tế - xă hội thời kỳ đổi mới đất nước, các sự kiện thời sự, quốc tế, vấn đề giáo dục- đào tạo, lịch sử phát triển của trường ĐHSP Hà Nội, Khoa LLCT, GDCD... Các câu hỏi sẽ được chiếu lần lượt trên màn hình. Với mỗi câu hỏi, các đội có 5 giây để suy nghĩ, hết 5 giây các đội giơ biển báo hiệu phương án đă chọn. Đội nào giơ biển chậm hơn hiệu lệnh sẽ không được tính điểm trong câu hỏi đó. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, sai không bị trừ điểm.

      VÒNG 2

- Nội dung thi: Giải quyết tình huống sư phạm; Góc nhìn sinh viên.

     - Yêu cầu và tiêu chí chấm điểm:

Thi xử lý tình huống sư phạm

            Tình huống do BTC chuẩn bị

            Thời gian hội ý cho mỗi đội là 1 phút

            Thời gian trình bày và giải quyết tình huống là 2 phút.

            Quá thời gian từ 1 đến 15 giây sẽ bị trừ 1 điểm; quá từ 16 đến 60 giây sẽ bị trừ 2 điểm; nếu quá thời gian từ giây 61 trở lên sẽ không được tính điểm phần thi này.

            Điểm cho phần thi này là 30. Trong đó: C¸ch gi¶i quyÕt phï hîp (15®); S¸ng t¹o (7®); Th«ng minh, dÝ dám (8®)

     Thi góc nhìn sinh viên

           BTC sẽ chuẩn bị nội dung thông điệp dưới dạng phóng sự, hình ảnh, sự kiện. Nội dung liên quan tới các chủ đề sau:

Chủ đề 1: Sinh viên sư phạm đối với nghề dạy học hiện nay.

Chủ đề 2:  Chuẩn mực đạo đức nghề dạy học trong xă hội hiện đại. 

Chủ đề 3: Sinh viên sư phạm với đấu tranh phòng chống  các tệ nạn xã hội đang bức xúc hiện nay: ma túy mại dâm, HIV; an toàn giao thông; bảo vệ môi trường…

Chủ đề 4: Vấn đề chọn ngành, chọn nghề của sinh viên

Chủ đề 5: Đổi mới giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá...

          Mỗi đội thi sẽ bắt thăm chủ đề thông điệp do BTC chuẩn bị và  trình bày.

Thời gian chuẩn bị cho mỗi đội là 1 phút và thời gian thể hiện là 3 phút, nếu quá thời gian từ 1 – 10 giây sẽ bị trừ 01 điểm, nếu quá từ 11 – 30 giây sẽ bị trừ 2 điểm, nếu quá thời gian từ 31 giây trở lên sẽ không được tính điểm phần thi này.

Điểm cho phần thi này là 30. Trong đó, thông điệp đúng, đủ, sáng tạo và ý nghĩa: 15 điểm; ngôn ngữ thể hiện: 10 điểm; phong cách trình bày: 5 điểm

( Lưu ý: Thời gian và địa điểm tổ chức các phần thi có thể sẽ điều chỉnh khi có công văn chỉ đạo của trường)  

     2.3. Hội thi NVSP cấp trường

Thời gian: Theo lịch của BTC Hội Thi cấp trường.

Địa điểm: Hội trường 11-10

Nội dung thi: Theo hướng dẫn của trường ĐHSP Hà Nội.

Ban tổ chức hội thi NVSP của Khoa sẽ căn cứ vào quá trình rèn luyện NVSP và kết quả hội thi NVSP cấp lớp, cấp Khoa để chọn đội tuyển tham dự hội thi cấp Trường.

III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

- Mỗi nội dung thi, Ban Tổ chức đều dự kiến cơ cấu giải thưởng riêng bao gồm giải Nhất, giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích.

- Giải toàn đoàn được tính theo điểm tổng từ cao xuống thấp của tất cả các nội dung thi. Trong đó: Giải Nhất được tính 4 điểm, giải Nhì tính 3 điểm, giải Ba tính 2 điểm, giải Khuyến khích được tính 1 điểm.

- Các đội dự thi sẽ có các phần thưởng phù hợp theo từng nội dung thi.

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RLNVSP CHO TỪNG SINH VIÊN

- Căn cứ vào việc tham gia rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của từng sinh viên, Tổ Phương pháp dạy học và Liên chi đoàn sẽ đánh giá kết quả rèn luyện cho từng sinh viên. Điểm của sinh viên sẽ được cộng vào điểm rèn luyện và được tính 01 tín chỉ.

Từ 8 đến 9 điểm sẽ được cộng 0,1 điểm.

10 điểm sẽ được cộng 0,2 điểm.

Sinh viên nào điểm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm không đạt yêu cầu (dưới 5) sẽ không được đi thực tập sư phạm.

- Nhận được kế hoạch này, Ban Chủ nhiệm khoa đề nghị các chi đoàn - lớp chuẩn bị thật tốt và chu đáo để hoạt động NVSP của Khoa đạt kết quả tốt đẹp.

TRƯỞNG KHOA LLCT – GDCD

 

 

TS. Đào Đức Doãn

TRỢ LÝ NVSP

 

 

Vũ Thị Thanh Nga

 

             


Source: 
22-09-2016
Tags