Quá trình thành lập và phát triển

2.1. Năm thành lập: 1976
2.2. Trưởng bộ môn qua các thời kỳ   
- GVC. Nguyễn Văn Tân (1976 - 1980) 
- GVC. Nguyễn Đình Khôi (1980 - 1983) 
- GVC. Nguyễn Xuân Biết (1983 - 1993)
 - PGS.TS. Phạm Văn Chín (1993 - 2002)    - TS. Nguyễn Văn Long (2002 - 2014)
- TS. Nguyễn Thị Phương Thủy (2014 - 10/2015)
- TS.Trần Thị Thu Huyền (2015 đến nay)
2.3. Quá trình hình thành và phát triển 
    Tổ bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) là một trong bốn tổ bộ môn đầu tiên được ra đời khi thành lập Khoa Giáo dục Chính trị. Quá trình xây dựng và phát triển Tổ bộ môn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Khoa. 
    Thời kỳ 1976 - 2001 
    Khi mới thành lập tổ bộ môn có 8 thành viên, trong đó có 6 đ/c nguyên là cán bộ giảng dạy của Tổ bộ môn Mác - Lênin trực thuộc trường ĐHSPHN trước đây: Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Xuân Biết, Nguyễn Đình Khôi, Lê Điều, Phan Hữu Khiển, Nguyễn Văn Nghị và hai đ/c mới tốt nghiệp từ các khoa cơ bản chuyển sang: Phạm Văn Hùng (khoa Lý), Phạm Văn Chín (khoa Sinh). 
    Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy khoa học Mác – Lênin, chuẩn hoá đội ngũ cũng như các đồng chí khác, sau khi tốt nghiệp khoa cơ bản về khoa GDCT công tác, đ/c Hùng và đ/c Chín được cử đi học tại trường Nguyễn Ái Quốc khoá V (khoá 1976 - 1978). 
    Do yêu cầu công tác năm 1980 đ/c Nguyễn Văn Tân chuyển sang trường Bồi dưỡng quản lý giáo dục. Đ/c Nguyễn Đình Khôi được bổ nhiệm làm Tổ trưởng. 
    Năm 1980 , đ/c Nguyễn Văn Long sau khi tốt nghiệp khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội được cử đi học trường Nguyễn Ái Quốc V (khoá 1980 - 1983) sau đó được bổ sung về tổ bộ môn. Năm 1983, đ/c Lê Điều chuyển về Bắc Giang công tác. Cuối năm 1983 đ/c Nguyễn Đình Khôi nghỉ hưu, đ/c Nguyễn Xuân Biết được bổ nhiệm làm tổ trưởng. 
    Nhận thức rõ tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giảng dạy là năng lực của đội ngũ giảng viên, nên từ những năm 1980 nhiều cán bộ của tổ bộ môn đã được cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô (các đ/c Nguyễn Xuân Biết, Lê Điều, Phan Hữu Khiển tại Liên Xô, các đ/c Nguyễn Đình Khôi, Nguyễn Văn Nghị tại CHDC Đức). Đ/c Phạm Văn Hùng và Phạm Văn Chín lần lượt đi thi và làm nghiên cứu sinh tại Liên Xô (đ/c Hùng: 1983 – 1988; đ/c Chín: 1984 - 1989).  
    Trong thời gian từ 1984 - 1989, các đồng chí Vũ Đức Hậu và Nguyễn Thị Mai Hồng là những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của khoa được giữ lại công tác tại Tổ bộ môn. Năm 1984, đ/c Nguyễn Thị Thanh Minh chuyển từ tổ phương pháp giảng dạy sang và năm 1985 đ/c Lê Văn Đoán từ Liên Xô về. Đến năm 1987, Tổ bộ môn có 11 đ/c là thời điểm có số lượng cán bộ biên chế cao nhất từ trước tới nay, đồng thời số người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước nhiều nhất. 
    Nhiệm vụ chuyên môn của tổ bộ môn thời gian này ngoài việc giảng dạy các môn CNXHKH, Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nhà nước và Pháp luật, các tác phẩm kinh điển cho sinh viên khoa chuyên và môn CNXHKH cho các khoa khác của trường; các thành viên trong tổ còn tham gia giảng dạy ở các lớp vừa học vừa làm, thực hiện nhiệm vụ quốc tế thỉnh giảng cho các nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Campuchia và hướng dẫn sinh viên thực tập sư phạm. 
    Xuất phát từ yêu cầu về đội ngũ giảng viên giảng dạy đúng chuyên ngành của khoa học Mác - Lênin ở các trường đại học, cao đẳng, trên cơ sở năng lực đào tạo của khoa, từ năm 1998 - 1999, khoa Giáo dục chính trị chuyển sang đào tạo phân ban. Tổ bộ môn CNXHKH là một trong hai tổ bộ môn được khoa giao nhiệm vụ đào tạo phân ban. Khoá phân ban CNXHKH đầu tiên (1990 - 1992) có 13 sinh viên, trong đó có một sinh viên CHDCND Lào. Trong số 13 sinh viên chuyên ban khoá I, có 2 sinh viên hiện đang công tác tại khoa (Nguyễn Thị Phương Thuỷ - Tổ CNXHKH và Dương Thị Thuý Nga - Tổ PPGD), 5 sinh viên khác hiện là giảng viên ở các trường đại học cao đẳng. 
    Sau khi bảo vệ Luận án phó tiến sỹ ở Liên Xô về, đ/c Phạm Văn Hùng được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm khoa, đến năm 1993 làm quyền chủ nhiệm khoa, rồi chủ nhiệm khoa hai khoá (đến năm 2002). Năm 1993 đ/c Phạm Văn Chín được bổ nhiệm làm trưởng bộ môn (1993 - 2002), phó chủ nhiệm khoa (1993 – 1997) và sau đó làm phó trưởng phòng đào tạo. 
Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, việc đào tạo ngoài nước gặp nhiều khó khăn hơn, để nâng cao trình độ các đ/c trong tổ bộ môn đã lần lượt đi làm nghiên cứu sinh tại học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Triết học, Viện Mác - Lênin: đ/c Nguyễn Thị Mai Hồng học cao học sau đó chuyển tiếp nghiên cứu sinh (từ 1993), đ/c Nguyễn Văn Long đi làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án tiến sỹ năm 2002, đ/c Nguyễn Văn Cư hoàn chỉnh chuyên đề chuyên sâu, sau đó bảo vệ tiến sỹ năm 2002; đ/c Lê Văn Đoán đi làm nghiên cứu sinh từ năm 2000 đến năm 2005 bảo vệ.
Năm 2000, đ/c Nguyễn Xuân Biết và đ/c Nguyễn Văn Nghị nghỉ hưu. 
    Thời kỳ 2001 đến nay
Cuối năm 2001, đ/c Phạm Văn Dũng là sinh viên chuyên ban CNXHKH tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại công tác tại Tổ bộ môn. Năm 2002 đ/c Nguyễn Văn Cư được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm khoa, Phó Bí thư Đảng uỷ Khoa, đ/c Nguyễn Văn Long giữ chức trưởng bộ môn. Năm 2004 đ/c Phạm Văn Dũng chuyển tiếp nghiên cứu sinh.
Trong nhiệm kì trưởng khoa của PGS, TS. Nguyễn Văn Cư, đ/c Lê Văn Đoán được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm khoa Giáo dục chính trị; đ/c Nguyễn Văn Long tiếp tục làm trưởng bộ môn CNXHKH; đ/c Nguyễn Thị Phương Thuỷ làm phó trưởng bộ môn CNXHKH và làm phó chủ tịch công đoàn khoa.
Năm 2006, do yêu cầu của chuyên môn và công tác quản lý, đ/c Lê Văn Đoán chuyển sang bộ môn Triết học. Trong cùng năm đó, đ/c Nguyễn Thị Phương Thuỷ bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tháng 10/2006, sau khi tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đ/c Trần Thị Thu Huyền được bổ sung vào tổ bộ môn. 
Trong năm 2007, đ/c Phạm Văn Hùng được phong Phó giáo sư. Đ/c Trần Thị Thu Huyền được bầu làm bí thư chi đoàn cán bộ năm 2007 - 2008.
Năm 2008, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, để hỗ trợ cho tổ bộ môn Giáo dục công dân mới thành lập, đ/c Nguyễn Văn Cư đã chuyển sang sinh hoạt tại bộ môn Giáo dục công dân; đ/c Hoàng Thúc Lân chuyển sang tổ bộ môn Triết học. Tháng 9/2008, Đ/c Tiêu Thị Mỹ Hồng sau khi tốt nghiệp thạc sỹ Ngữ Văn và tốt nghiệp loại giỏi khoa Giáo dục chính trị (văn bằng II) đã được tuyển dụng về bộ môn. Cùng thời điểm đó, đ/c Nguyễn Lệ Thu là sinh viên chuyên ban CNXHKH tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại công tác tại Tổ bộ môn. 
Năm 2009, đ/c Phạm Văn Dũng bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chuyên ngành CNXHKH. Đ/c Nguyễn Lệ Thu hoàn thành việc học thạc sỹ và lấy bằng ĐH tại chức Tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Năm 2011, đ/c Tiêu Thị Mỹ Hồng làm bí thư Liên chi Đoàn và đem lại nhiều thành tích Liên chi đoàn Khoa Giáo dục chính trị.  
Trong nhiệm kì trưởng khoa của TS. Đào Đức Doãn, TS Nguyễn Văn Long tiếp tục giữ vị trí trưởng bộ môn,TS. Nguyễn Thị Phương Thủy làm Phó trưởng bộ môn. Cũng trong năm 2011, đ/c Phạm Văn Dũng chuyển công tác lên Bộ Giáo dục và Đào Tạo. 
Năm 2012, Đ/c Tiêu Thị Mỹ Hồng làm Chủ tịch công đoàn Khoa từ đó đến nay. 
Đến năm 2014, đ/c Nguyễn Thị Phương Thủy giữ chức vụ Trưởng bộ môn (thay cho TS. Nguyễn Văn Long do hết tuổi quản lý). 
Năm 2015, đ/c Trần Thị Thu Huyền bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học. Do nhu cầu của gia đình, TS. Nguyễn Thị Phương Thủy đã chuyển công tác sang Học viện Chính trị công an nhân dân, đ/c Trần Thị Thu Huyền lên giữ chức Trưởng Bộ môn. Năm 2016, đ/c Tiêu Thị Mỹ Hồng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Mỹ học tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 
Hiện nay tổ còn lại 5 đồng chí, trong đó có 01 PGS.TS, 03 TS và 01 đang làm nghiên cứu sinh.
    -  Các môn học chuyên đề mà tổ KTCT hiện đang nghiên cứu và giảng dạy là:
    + Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin (phần CNXHKH)
+ Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Lịch sử tư tưởng XHCN
+ Chính trị học 
+ Giáo dục gia đình
+ Hành chính nhà nước
+Tác phẩm kinh điển Mác - Ăngghen. 
+ Tác phẩm kinh điển của Lênin, 
+ Chuyên đề CNXHKH 1,2,3,4,5,6.
+ Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
+ Thể chế chính trị đương đại
+ Chuyên đề phương pháp giảng dạy CNXHKH.
Với số lượng cán bộ hiện có trên khối lượng công việc đảm nhiệm, mỗi cán bộ của tổ bộ môn phải đảm nhiệm khoảng 400 giờ dạy.
    Ngoài công tác giảng dạy các thành viên trong tổ bộ môn còn thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường: tham gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường (12 công trình), tham gia nghiên cứu đề tài cấp quốc gia (3 công trình); biên soạn giáo trình (5 cuốn), sách giáo khoa phổ thông (7 cuốn), sách hướng dẫn ôn tập (5 cuốn), đề cương bài giảng cho đại học từ xa, ngân hàng câu hỏi Olympic cho các môn khoa học Mác – Lênin cho Bộ Giáo dục và đào tạo. Ngoài gia còn tham viết bài cho các hội thảo (30 hội thảo khoa học), tham gia viết bài đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành.  
2.4. Thành tích - khen thưởng  
    Cũng như các tổ bộ môn khác trong khoa, Bộ môn CNXHKH đã có những đóng góp nhất định vào thành tích đào tạo chung của khoa và nhà trường. Tổ bộ môn đã nhiều lần đạt danh hiệu Tổ lao động xã hội chủ nghĩa, tổ lao động xuất sắc, nhiều cán bộ vinh dự được nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua, giấy khen, bằng khen các cấp như: Bằng khen “Tổ chủ nghĩa xã hội khoa học, khoa GDCT, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường trong 50 năm 1951 – 2001”, Huy chương “vì sự nghiệp giáo dục” và những phần thưởng cao quý khác.
2.5. Định hướng phát triển
    Để đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường và khoa LLCT - GDCD trong thời gian tới tổ bộ môn tập trung vào một số nhiệm vụ: 
- Xây dựng đội ngũ: đưa số cán bộ giảng dạy của tổ bộ môn lên 10 người, nguồn từ sinh viên tốt nghiệp chuyên ban CNXHKH loại giỏi và các thạc sỹ, tiến sỹ đủ điều kiện từ nơi khác đến (nếu có nguyện vọng) hoặc đề nghị nhà trường, đảng uỷ, BCN cho tuyển dụng sinh viên giỏi tốt nghiệp từ các khoa cơ bản, học tiếp văn bằng II của khoa lựa chọn theo chuẩn yêu cầu. 
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng ngoại ngữ để các giảng viên chính có học vị tiến sỹ được phong học hàm phó giáo sư, cán bộ khoa học đầu ngành nhằm nâng cao hơn nữa uy tín khoa học của tổ bộ môn. 
- Tiếp tục biên soạn hoàn thiện một số giáo trình cho các học phần đang giảng dạy.
- Tích cực và nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đa chức năng trong quá trình dạy học của tổ bộ môn đối với mọi đối tượng đào tạo.
2.6. Đội ngũ giảng viên  
Các giảng viên đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác    Các giảng viên
đương nhiệm
STT    Họ và tên    STT    Họ và tên    STT    Họ và tên
1    Nguyễn Văn Tân    9    Phạm Văn Chín    1    Trần Thị Thu Huyền
2    Nguyễn Đình Khôi    10    Nguyễn Thị Mai Hồng    2    Phạm Văn Hùng
3    Nguyễn Xuân Biết    11    Nguyễn Thị Thanh Minh    3    Phạm Văn Long
4    Phan Hữu Khiển    12    Vũ Đức Hậu    4    Tiêu Thị Mỹ Hồng
5    Lê Điều    13    Hoàng Thúc Lân    5    Nguyễn Lệ Thu
6    Nguyễn Văn Nghị    14    Phạm Văn Dũng        
7    Nguyễn Văn Cư    15    Nguyễn Thị Phương Thủy        
8    Lê Văn Đoán                

a. Đội ngũ giảng viên đương nhiệm
     TS. TRẦN THỊ THU HUYỀN
Giảng viên
Chức vụ:  Trưởng bộ môn CNXHKH
Năm sinh: 1981
Địa chỉ: số 1806, CT3A, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0948.881.181
Email: huyendhsphn81@gmail.com
Công tác tại Khoa từ năm: 2006

     PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG
Giảng viên cao cấp
Chức vụ: nguyên Trưởng khoa GDCT, nguyên Phó trưởng khoa, nguyên đảng ủy viên Khoa GDCT.
Năm sinh: 1950
Địa chỉ: SN 18, ngõ 107 phố Vĩnh Phúc - Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0945.036.818
Công tác tại Khoa từ năm: 1979


 
    TS. NGUYỄN VĂN LONG
Giảng viên cao cấp
Chức vụ: nguyên Trưởng bộ môn CNXHKH, nguyên bí thư chi bộ CNXHKH - PPDH - VP.
Năm sinh: 1953
Địa chỉ: 23B10, Tập thể ĐHSPHN
Điện thoại: 0912.720.402   
Email: longcnxh@yahoo.com
Công tác tại Khoa từ năm: 1980

     TS. TIÊU THỊ MỸ HỒNG
Giảng viên
Chức vụ: Phó Bí thư chi bộ CNXHKH-PPDH-VP, Chủ tịch Công đoàn Khoa LLCT – GDCD, Ủy viên BCHCĐ Trường.
Năm sinh: 1983
Địa chỉ: P704, A1, Mỹ Đình I, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, HN 
Điện thoại: 0983.832.528
Email: tieu.my.hong@gmail.com
Công tác tại Khoa từ năm: 2008


     THS. NGUYỄN LỆ THU
Giảng viên
Chức vụ: tổ trưởng công đoàn tổ bộ môn CNXHKH
Năm sinh: 1985
Địa chỉ: Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0917.338.136                            
Email: thunguyen21185@yahoo.com.vn
Công tác tại Khoa từ năm: 2008

b. Đội ngũ giảng viên đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác


GVC. PHAN HỮU KHIỂN    

GVC. NGUYỄN ĐÌNH KHÔI
    
GVC. NGUYỄN XUÂN BIẾT

 

GVC. NGUYỄN VĂN NGHỊ    

GVCC.PGS.TS. NGUYỄN VĂN CƯ
.    

PGS.TS. LÊ VĂN ĐOÁN

 
GVCC.PGS.TS. PHẠM VĂN CHÍN
     

TS. NGUYỄN T. MAI HỒNG
    
 

PGS.TS. HOÀNG THÚC LÂN

     
TS. NGUYỄN T. PHƯƠNG THỦY       
    
TS. PHẠM VĂN DŨNG    

 
 


Source: 
17-11-2021
Tags