TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-------o0o-------
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2019
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
1. Báo cáo tổng kết đề tài là cơ sở để hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Báo cáo tổng kết phải phản ánh đầy đủ nội dung, kết quả thực hiện đề tài và phải được đóng thành quyển.
2. Hình thức của báo cáo tổng kết đề tài:
2.1. Khổ giấy A4 (210 x 297 mm);
2.2. Số trang: từ 30 đến 50 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục); font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13; paragraph 1,3 - 1,5 line; lề trái 3cm; lề trên, lề dưới, lề phải 2cm.
3. Báo cáo tổng kết đề tài được trình bày theo trình tự sau:
3.1. Trang bìa ngoài (Mẫu 02); (Đóng quyển cùng với Báo cáo toàn văn, Tài liệu tham khảo và Phụ lục)
3.2. Trang bìa phụ (Mẫu 03); (Để rời, không đóng quyển cùng với Báo cáo)
3.3. Mục lục;
3.4. Danh mục bảng biểu;
3.5. Danh mục những từ viết tắt (xếp theo thứ tự bảng chữ cái);
3.6. Mở đầu: Lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
3.7. Các chương 1, 2, 3,...: Các kết quả nghiên cứu đạt được và đánh giá về các kết quả này;
3.8. Kết luận và kiến nghị: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện và kiến nghị về các lĩnh vực nên ứng dụng hay sử dụng kết quả nghiên cứu;
3.9. Tài liệu tham khảo (Có hướng dẫn riêng kèm theo)
3.10. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn để rời, không đóng quyển chung với Báo cáo
4. Quy định về Báo cáo tóm tắt:
Những Báo cáo được chọn Báo cáo cấp Khoa và cấp Trường sẽ phải nộp thêm Báo cáo tóm tắt;
Báo cáo tóm tắt trình bày dưới hình thức một bài báo khoa học, cụ thể : Độ dài từ 6-10 trang với bố cục: Tên đề tài, tác giả (email, điện thoại, địa chỉ), tóm tắt, từ khóa, mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo; trình bày trên khổ giấy A4, font: Times New Roman; cỡ chữ 13; dãn dòng: 1,3; lề trái: 3,0; lề phải: 2,0; trên: 2,2; dưới 2,5.
Mẫu 01: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-------o0o-------
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài:
- Sinh viên thực hiện:
- Lớp: Khoa: Năm thứ:
- Người hướng dẫn:
2. Nội dung nhận xét:
Ngày tháng năm
|
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)
|
Mẫu 02: Trang bìa ngoài của báo cáo tổng kết đề tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
<tên></tên>
Thuộc nhóm ngành khoa học:
<Địa danh>, <tháng>/<năm></năm></tháng>
Mẫu 03: Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
<tên></tên>
Thuộc nhóm ngành khoa học:
Sinh viên hoặc nhóm SV thực hiện: <họ> Nam, Nữ: </họ>
Lớp, khoa: Năm thứ: /Số năm đào tạo:
Ngành học:
Người hướng dẫn: <chức>gười hướng dẫn></chức>
<Địa danh>, <tháng>/<năm></năm></tháng>
Mẫu 04: Hướng dẫn xếp tài liệu tham khảo
HƯỚNG DẪN XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật….). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v…
- Tài liệu là sách dịch sang tiếng Việt xếp theo thứ tự ABC theo họ của tác giả, ví dụ: V.I.Lênin xếp vào vần L, C.Mác xếp vào vần M…
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
(xem ví dụ trang sau tài liệu số 2, 3 ,4, 23, 30, 31, 32, 330).
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy đủ các thông tin sau:
- tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- tập (không có dấu ngăn cách)
- các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
(xem ví dụ tài liệu số 1, 28, 29).
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sau cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.
Dưới đây là ví dụ về cách trình bày trang tài liệu tham khảo:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr. 10-16.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 – 1996) phát triển lúa lai, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
………………..
27. Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh…., Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
28. Anderson, J.E. (1985), “The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case”, American Economic Review, 75(1), pp. 178-90.
29. Borkakati R.P., Virmani S.S. (1997), “Genetics of thermosensitive genic male sterility in Rice”, Euphytica 88, pp. 1-7.
30. Boulding, K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
31. Burton G. W. (1988), “Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (penni-setum glaucum L.)”, Agronomic Journal 50, pp. 230-231.
32. Central Statistical Organization (1995), Statistical Year Book, Beijing.