GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN


02-08-2021

GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN

  1. Ngành Giáo dục chính trị

Sinh viên ngành Giáo dục chính trị sẽ:

Được học tập trong môi trường thân thiện, năng động, tích cực với các nội dung dạy học hiện đại, cập nhật về các môn khoa học Mác - Lênin Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; những kiến thức cơ bản, cập nhật và thiết thực về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm; những vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ở Việt Nam; có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành….Có năng lực vận dụng tốt những kiến thức đã học vào việc lý giải các vấn đề của thực tiễn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, cán bộ lý luận chính trị, cán bộ công tác trong lĩnh vực chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.

Sinh viên ngành Giáo dục chính trị có cơ hội:

Trở thành giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường Học viện, Đại học, Cao đẳng; trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề; giảng viên tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố).

Trở thành nghiên cứu viên tại một số viện nghiên cứu.

Trở thành giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông.

Trở thành chuyên viên trong một số cơ quan nhà nước (Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Phòng, Sở Giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…

Tiếp tục phát triển chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh học, Chính trị học, Mỹ học, Đạo đức học, Logic học, Tôn giáo học, Kinh tế học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị.

  1. Ngành Giáo dục công dân

Sinh viên ngành Giáo dục công dân sẽ:

Được học tập trong môi trường thân thiện, năng động, tích cực với các nội dung dạy học hiện đại, cập nhật về các vấn đề kinh tế, đạo đức, pháp luật … phù hợp với nội dung chương trình phổ thông mới; những kiến thức cơ bản, cập nhật và thiết thực về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay…; có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu.

Sinh viên ngành Giáo dục công dân có cơ hội:

Trở thành giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Công dân ở trường phổ thông.

Trở thành giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ khoa học lý luận,... giảng dạy và nghiên cứu các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số bộ môn khoa học khác như chính trị học, pháp luật học, đạo đức học, mỹ học, tôn giáo học, lôgíc học,... tại các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các cơ quan lý luận, tổ chức chính trị - xã hội,…

Trở thành chuyên viên tại các cơ cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội,...

Tiếp tục phát triển chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.

  1. Ngành Chính trị học

Sinh viên ngành Chính trị học sẽ:

Được đào tạo cơ bản, hệ thống, với những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực khoa học chính trị: Lịch sử tư tưởng chính trị; Quyền lực chính trị, Thể chế chính trị thế giới, Quan hệ chính trị quốc tế, Xã hội học chính trị và Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị, Quản lý xã hội, Tâm lý học trong công tác quản lý - lãnh đạo.... Có kiến thức học vấn tổng hợp, nhất là kiến thức về các khoa học xã hội và nhân văn, về thế giới hiện đại và đất nước, con người Việt Nam trên các phương diện: lịch sử, truyền thống, tâm lý, văn hoá.... Có năng lực ngoại ngữ và tin học ở trình độ tối thiểu.

- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Trở thành giảng viên giảng dạy, nghiên cứu Chính trị học tại các trường Đảng khu vực, trường Chính trị tỉnh, thành phố, trung tâm giáo dục chính trị ở các địa phương, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Trở thành viên chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị và trong các tổ chức kinh tế - xã hội trong cả nước. Tiếp tục phát triển chuyên môn ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Post by: SuperUser Account
02-08-2021