TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TUYỂN SINH NĂM 2020
1. Ngành Giáo dục chính trị
Giáo dục chính trị là ngành học có vai trò quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong giai đoạn hiện nay.
1.1. Sinh viên ngành Giáo dục chính trị sẽ:
Được học tập trong môi trường thân thiện, năng động, tích cực với các nội dung dạy học hiện đại, cập nhật về các môn khoa học Mác - Lênin Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; những kiến thức cơ bản, cập nhật và thiết thực về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm; những vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ở Việt Nam; có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành….Có năng lực vận dụng tốt những kiến thức đã học vào việc lý giải các vấn đề của thực tiễn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, cán bộ lý luận chính trị, cán bộ công tác trong lĩnh vực chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
1.2. Sinh viên ngành Giáo dục chính trị có cơ hội:
(1) Trở thành giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường Học viện, Đại học, Cao đẳng; trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề; giảng viên tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố).
(2) Trở thành nghiên cứu viên tại một số viện nghiên cứu: Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Viện Triết học…
(3) Trở thành giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông.
(4) Trở thành chuyên viên trong một số cơ quan nhà nước (Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Phòng, Sở Giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…
(5) Tiếp tục phát triển chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh học, Chính trị học, Mỹ học, Đạo đức học, Logic học, Tôn giáo học, Kinh tế học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị.
2. Ngành Giáo dục công dân
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Giáo dục công dân là môn học có vai trò quan trọng, nằm trong tổ hợp các môn thi THPT Quốc gia. Kết quả thi GDCD được sử dụng để xét tuyển vào một số trường đại học, cao đẳng. Chính vì thế, thực tế giáo dục Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên dạy GDCD được đào tạo bài bản, chuyên sâu, đúng chuyên ngành.
2.1. Sinh viên ngành Giáo dục công dân sẽ:
Được học tập trong môi trường thân thiện, năng động, tích cực với các nội dung dạy học hiện đại, cập nhật về các vấn đề kinh tế, đạo đức, pháp luật… phù hợp với nội dung chương trình phổ thông mới; những kiến thức cơ bản, cập nhật và thiết thực về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay…; có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu.
2.2. Sinh viên ngành Giáo dục công dân có cơ hội:
(1). Trở thành giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Công dân ở trường phổ thông; chuyên viên phụ trách môn Giáo dục công dân của các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo...
(2) Trở thành chuyên viên tại các cơ cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội,...
(3) Tiếp tục phát triển chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.
3. Ngành Chính trị học
Trong xã hội hiện đại, Chính trị học là ngành học rất được ưa chuộng vì nó cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị - xã hội và những kĩ năng giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội trong sự vận động phức tạp của đời sống.
3.1. Sinh viên ngành Chính trị học sẽ:
Được đào tạo để nắm vững thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tri thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực gắn với Chính trị học, trên cơ sở đó có khả năng vận dụng lý luận, phương pháp và các kỹ năng nghề nghiệp của ngành Chính trị học trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội; có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước..
3.2. Sinh viên ngành Chính trị học sau khi tôt nghiệp có cơ hội:
(1). Trở thành nhà lãnh đạo chính trị:Chương trình đào tạo của ngành Chính trị học sẽ trang bị cho bạn những điều kiện cần thiết để thành công trong hoạt động chính trị. Bạn sẽ được tham gia vào quá trình:Xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách phát triển của cơ quan, tổ chức chính trị;Lãnh đạo, quản lí;Tổ chức thực hiện đường lối, chính sách.
- Bạn có thể làm việc tại: các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…); Uỷ ban nhân dân các cấp; các tổ chức chính trị-xã hội (Hội Luật gia, Hội Phụ nữ…). Ngành Chính trị học sẽ mở ra cơ hội lớn cho bạn trở thành nhà lãnh đạo chính trị tương lai.
(2). Trở thành giảng viên: Bạn có thể làm công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Đảng, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường trung học phổ thông. Ở đó, bạn sẽ tham gia nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học, Hồ Chí Minh học, Tư tưởng Hồ Chí Minh...
- Triển vọng phát triển nghề nghiệp:Hiện nay hệ thống trường Đảng ở Trung ương và địa phương, trường đại học, cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, trường trung học phổ thông trên toàn quốc đều đang thiếu đội ngũ giảng viên về các môn học nói trên, cơ hội việc làm cho các bạn là rất lớn.
(3). Phóng viên, nhà bình luận chính trị: Bạn sẽ trở thành những người chuyên phân tích, bình luận về chính trị, thời sự ở cáccơ quan thông tấn, báo chí,truyền thông của trung ương và địa phương.Nhiệm vụ và công việc của bạn sẽ là: Đưa tin và phân tích, bình luận về các vấn đề chính trị, thời sự trong nước và quốc tế;Định hướng dư luận xã hội về các vấn đề chính trị, thời sự. Các cơ quan bạn có thể ứng tuyển là: Các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương;Đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương;Hệ thống báo mạng...
-Triển vọng phát triển nghề nghiệp:Hiện nay cả nước có hơn 64 đài phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương với hơn 500 cơ quan thông tấn, báo chí, vì vậy cơ hội việc làm luôn mở rộng cho các bạn sinh viên ngành Chính trị học có khả năng và lòng yêu nghề.
(4). Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Chính trị học có thể tiếp tục học tập ở bậc sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) hai chuyên ngành Chính trị học và Hồ Chí Minh học và các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn phù hợp.