Khoa Lý luận Chính trị - Giáo dục công dân  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Login
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
    Giới Thiệu Chung
    Lịch sử truyền thống
    Sứ mạng - Tầm nhìn
    Cựu nhà giáo
    Thư viện ảnh
  • Cơ cấu tổ chức
    Đảng ủy khoa
    Đảng ủy khoa các thời kỳ
    Đảng ủy khoa đương nhiệm
    Lãnh đạo khoa
    Công đoàn - LCĐ khoa
    Công đoàn
    Liên chi đoàn khoa
    Các bộ môn
    Kinh tế chính trị
    Chủ nghĩa xã hội khoa học
    Lịch sử Đảng – Tư tưởng Hồ Chí Minh
    Phương pháp dạy học
    Giáo dục công dân
  • Tin tức - Sự kiện
    Tin tức
    Sự kiện
    Lịch công tác tuần
    Thời khóa biểu - Lịch thi
    Thông báo
  • Đào tạo
    Thông tin tuyển sinh Đại học
    Chương trình đào tạo Đại học
    Đào tạo Thạc sĩ LL và PPDH GDCT
    Đào tạo Tiến sĩ LL và PPDH GDCT
    Thông tin đào tạo ngoài trường
  • Nghiên cứu khoa học
    Các công trình khoa học
    Hoạt động nghiên cứu khoa học
  • Đảng-Đoàn
  • 45 năm
  • Tư liệu
    Thư viện ảnh
    Thư viện video
    Văn bản

Tin tức


Lồng ghép giới vào giáo dục phổ thông


25-12-2015
Lồng ghép giới vào giáo dục phổ thông



NDĐT - Ngày 7-12, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tổ chức tập huấn “Lồng ghép giới vào chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Được biết, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, luật pháp về bình đẳng giới, đã có một bộ máy quản lý quốc gia về bình đẳng giới. Về cơ bản Việt Nam đã đạt được bình đẳng giới trong việc thực hiện mục tiêu về tiếp cận giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn phân biệt giới trong tuyển dụng, việc làm và đề bạt. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý chưa đạt được mục tiêu mong đợi. Do vậy, cần đưa nội dung bình đẳng giới lồng ghép trong chương trình các cấp, đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến chương trình, sách giáo khoa.

Theo PGS.TS Hoàng Bá Thịnh, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), SGK Việt Nam hiện nay còn định kiến giới, như sự xuất hiện của phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp so với nam giới trong các văn bản, hình ảnh, minh họa của SGK. Đây được gọi là hiện tượng “phụ nữ vô hình” và người biên soạn sách giáo khoa có “định kiến vô hình” về giới khi biên soạn sách. “Phụ nữ là thiểu số” còn thể hiện ở sự xuất hiện tác giả nữ và nhân vật nữ trong SGK phổ thông.

Rà soát SGK tiếng Việt lớp 2 và 3, chỉ có 9/61 tác giả được trích dẫn và nhắc đến trong sách giáo khoa là phụ nữ. Tỷ lệ tác giả nam áp đảo nữ trong các lĩnh vực học tập khác nhau có thể khiến người học tin rằng, giới tính liên quan tới khả năng làm tốt một lĩnh vực nào đó. Ngoài ra, nếu các tác giả sách giáo khoa đa số là nam giới thì kinh nghiệm, kiến thức và tiếng nói của phụ nữ có thể sẽ không được thể hiện trong nội dung của SGK.

Phát biểu tại buổi tập huấn, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, thực hiện bình đẳng giới là vấn đề rất quan trọng và Việt Nam đang thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, ở góc độ chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, vấn đề bình đẳng giới chưa đạt hiệu quả cao bởi như bậc học mầm non, tiểu học có tới 70% giáo viên là nữ, trong khi đó, cán bộ quản lý là nữ giới chiếm tỷ lệ ít hơn. Thứ trưởng mong muốn, cần phân tích kỹ vấn đề bình đẳng giới; đặc biệt rà soát chương trình, tài liệu giảng dạy để loại bỏ những kiến thức, thông tin, hình ảnh thể hiện định kiến giới; định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ giáo viên. Đồng thời, cần đánh giá cả trong quá trình tổ chức thực hiện khi dạy học trên lớp, triển khai trong toàn ngành, phát huy hết tiềm năng mạnh nhất của cả hai giới và tiềm năng mạnh nhất của mỗi cá nhân.

Hiện, Bộ GD&ĐT đang biên soạn chương trình, SGK phổ thông, đây là cơ hội để đưa vấn đề bình đẳng giới vào nhằm khắc phục những khiếm khuyết của chương trình cũ, cụ thể trong SGK. Bộ GD&ĐT nghiên cứu đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.


 

Source:  Post by: SuperUser Account
25-12-2015
Tags

Related
THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA LLCT-GDCD NĂM 2025 (20/05/2025 12:00)
Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Tổ chức dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường phổ thông” (29/03/2025 12:00)
Khoa LLCT - GDCD tổ chức sinh hoạt chuyên đề Xây dựng và tổ chức kế hoạch dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường phổ thông (23/03/2025 12:00)
Lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Quảng Tây, Trung Quốc (12/03/2025 12:00)
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM HỌC 2024 - 2025 (08/10/2024 12:00)
In category
Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Tổ chức dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường phổ thông” (29/03/2025 12:00)
Khoa LLCT - GDCD tổ chức sinh hoạt chuyên đề Xây dựng và tổ chức kế hoạch dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường phổ thông (23/03/2025 12:00)
Lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Quảng Tây, Trung Quốc (12/03/2025 12:00)
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM HỌC 2024 - 2025 (08/10/2024 12:00)
Khoa LLCT - GDCD tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động năm học 2021 - 2022 (11/11/2021 12:00)
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
136 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội 0985079468 tuyensinhkhoallctgdcd1976@gmail.com http://fpe.hnue.edu.vn

LƯỢT TRUY CẬP

Đang trực tuyến:
Lượt truy cập:



Thiết kế và phát triển TTCNTT

Copyright 2025 by Khoa Lý luận Chính trị - Giáo dục công dân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội